Các gia đình khi tiến hành xây dựng mộ cho người đã mất đều phải làm bia mộ để ghi các thông tin của họ trên đó. Vậy những thông tin nào cần phải có trên bia mộ và cách ghi trên bia mộ thế nào cho đúng?
Đá mỹ nghệ Hưng Chương xin hướng dẫn bạn cách ghi bia mộ gia đình, cách ghi thông tin trên bia mộ đúng chuẩn và đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây.Vì sao bia mộ đá cần ghi thông tin
Sau khi tiến hành các nghi thức trong tang lễ cho người đã mất, nếu người nhà chọn hình thức chôn cất thì bước tiếp theo là phải chọn địa điểm, xác định hướng đặt mộ và lập bia mộ.
Việc ghi thông tin trên bia mộ người đã mất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với người còn sống chúng ta đều cần có chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước còn người đã mất cũng vậy việc ghi thông tin của họ trên bia mộ nhằm xác minh danh tính của người đã khuất.
Những thông tin trên bia mộ để tránh việc nhầm lẫn khi con cháu, người thân đi cúng bái, lễ tạ, thắp hương cho mộ người khác ở cùng trong một nghĩa trang.
Cách ghi bia mộ đá cho người thân
Các thông tin của người đã mất sẽ khắc trên bia mộ bao gồm:
Ông hay Bà, vai vế của người mất trong họ thế nào, nên ghi là Cụ ông, cụ bà hay chỉ ghi ông/bà?
Họ và tên: Họ tên người mất, chúng ta không nên viết tắt tên tuổi như một số nơi hay làm, chữ cần viết chữ in hoa nghiêm chỉnh không bay lượn hay nghiêng nghả trang trí.
Ngày tháng năm sinh/năm mất: năm sinh có thể để dương lịch, ngày mất có thể để lịch dương nhưng nên thêm dòng chữ “tức ngày …. tháng …. năm…..” của âm lịch để con cháu đời sau biết ngày giỗ hương khói.
Hưởng thọ/hưởng dương: đối với người mất già thường chúng ta ghi là hưởng thọ bao nhiêu tuổi, người mất trẻ (chưa có gia đình hoặc mới có) thường hay ghi là hưởng dương.
Quê quán/nguyên quán: ghi nơi sinh ra của người mất, thường mục này chỉ cần ghi tên thôn, xã, huyện, tỉnh.
Những người có chức vụ, khi mất làm mộ to lớn diện tích bia nhiều có thể khắc thêm chức danh để con cháu đời sau coi như tấm gương học hỏi.
Một số gia đình thường ghi thêm dòng chữ ví dụ như: Mậu Tuất 201…. vợ/chồng cháu con đồng lập mộ.
Cánh sen đỡ: đây là họa tiết không thể thiếu, cánh sen theo đạo phật đỡ toàn bộ thông tin bia.
Cách ghi thông tin trên bia mộ đá liệt sĩ
Bia liệt sĩ là loại bia mộ không thể thiếu trong những nghĩa trang liệt sĩ với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tấm thân mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc Việt Nam ta.
Tại các nghĩa trang, ta vẫn thường thấy những bia liệt sĩ nằm xen kẽ với những tấm bia khác. Có rất nhiều chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh nhưng cho tới nay vẫn chưa xác định được danh tính và quê quán của họ vì không tìm thấy thông tin.
Cách ghi bia mộ trong trường hợp này là ta cần khắc rõ số tứ tự của mộ và để trống các thông tin về năm sinh, quê quán cùng với số tuổi. Bên cạnh đó, vì chưa xác định được tên người mất nên hãy điền trên bia là “chưa biết tên” ở phía dưới từ liệt sĩ.
Việc để trống các ô liên quan tới quê quán và năm sinh sẽ có tác dụng bổ sung vào sau nếu sau này xác minh được danh tính của liệt sĩ. Nó cũng giúp người lập không phải làm lại một tấm bia mới để thay thế cho tấm cũ.
Còn nếu đã có đầy đủ họ tên, nguyên quán, năm sinh và năm mất của chiến sĩ thì người lập vẫn ghi thông tin lên bia mộ như bình thường.
Tuy nhiên, cần thêm dòng chữ “Liệt sĩ” để con cháu biết người thân của mình đã anh dũng hy sinh để giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc.
Lưu ý thông tin ghi trên bia mộ đá
Thông tin trên bia mộ đá phải đảm bảo các yếu tố:
Thông tin về họ tên, tuổi, năm sinh, năm mất của người mất phải được khắc chính xác (nếu con cháu ít có thời gian đến thăm mộ).
Chọn địa chỉ khắc bia mộ uy tín, đảm bảo chữ khắc trên bia mộ ngay thẳng, rõ nét, mạch lạc và ít bị bào mòn theo năm tháng.
Chọn bia đá cho ngôi mộ
Công việc tiếp theo bạn cần làm sau khi đã có đầy đủ thông tin người đã mất đó là chọn bia đá và khắc thông tin lên bia đá.
Hiện nay, có rất nhiều vật liệu để làm bia mộ nhưng đá tự nhiên nguyên khối thường được chọn và sử dụng phổ biến nhiều nhất làm bia mộ vì đá tự nhiên rất bền, đẹp, màu sắc, kích thước bia mộ đa dạng, không bị lỗi thời và bào mòn sau nhiều năm.
Các loại bia đá đang được ưa chuộng như đá trắng, đá xanh đen, đá xanh rêu, đá vàng, đá Granite…
Tùy vào tình hình kinh tế mà con cháu có thể lựa chọn loại vật liệu, kích thước, màu sắc của đá để làm bia sao cho phù hợp.
Cách khắc chìm đối với đá Granite và chạm nổi nếu là đá tự nhiên là cách tốt nhất vì chúng có độ bền cao và không bị mài mòn theo thời gian.
Cần đảm bảo chữ được khắc trên bia mộ rõ nét, chính xác, ngay thẳng và mạch lạc để dễ đọc các thông tin của người mất.
Hiện nay, với công nghệ ngày càng hiện đại, máy móc dần thay thế công sức con người tự làm thủ công rất nhiều. Đã cho ra đời không ít mẫu mã bia mộ được làm bằng máy tính được khắc chữ nổi, CNC có độ sắc nét và sâu cực kỳ cao.
Có nên để ảnh trên bia mộ đá?
Câu hỏi “có nên để ảnh trên bia mộ” khiến rất nhiều người đắn đo?
Tùy thuộc vào gia đình và theo quan điểm của từng người mà việc để ảnh là nên hay không.
Một số ý kiến cho rằng để ảnh sẽ có nhiều mặt hạn chế.
Về thời gian ảnh thường hay bay màu gây loang lổ, để ảnh nhìn có vẻ trang trọng nhưng điều kiện thời tiết ngoài trời, nắng mưa và đất cát mạng nhện bám vào nếu chúng ta không thường xuyên chăm sóc mộ phần được thì cũng là một điều không nên.
Khi viếng thăm, nhìn ảnh người mất chúng ta thường hay xót thương và nhớ lại kỷ niệm cũ, điều này cũng khiến người mất khó siêu thoát hơn.
Mặt khác, cũng có một số người cho rằng để ảnh giúp cho người viếng có thể dễ dàng nhận ra ngôi mộ của người thân mình.
Bia mộ là nơi để ghi các thông tin liên quan đến người đã mất, giúp con cháu hay người viếng đi thăm mộ nhận diện được ông bà của mình mà không bị nhầm lẫn với ngôi mộ khác. Hi vọng bài viết trên của Đá mỹ nghệ Hưng Chương chia sẻ được với quí bạn đọc cách để ghi bia mộ chuẩn, đầy đủ và chi tiết nhất!